Nếu Đối Thủ Gặp Bạn

Nếu đối thủ gặp bạn hoặc bạn gặp đối thủ thì bạn sẽ xử lí như thế nào? Làm thế nào để 2 bên hòa thuận và đi vào hợp tác thành công?


Một ngày đẹp trời một trong những đối thủ cùng ngành gọi điện đề nghị gặp tôi, chúng tôi thống nhất gặp nhau vào sáng ngày mai. Ngày hôm sau, khi gần đến giờ hẹn thì đối thủ gọi điện xin lỗi không đến được và hẹn một ngày khác, ngày hôm sau nữa anh ta lại hủy cuộc hẹn và hẹn một ngày xa hơn. Cuối cùng anh ta cũng đến,…


Đã bao giờ một đối thủ yêu cầu gặp bạn? Và nếu trường hợp đó xảy ra thì bạn xử lý như thế nào? Nhưng dù mục đích gì thì đó cũng là lúc mà đối thủ cần đến bạn. Và dĩ nhiên bạn biết rằng điều mình cần là sự tỉnh táo, nhưng đốithủ thừa biết điều này và sẽ có những đòn tâm lý bất ngờ đang chờ bạn.

Tại sao đối thủ gặp bạn?

-    Biết mặt đối thủ: Đôi khi cũng đơn giản rằng họ muốn biết mặt đối thủ mới của mình
-    Khai thác thông tin: Bạn có thể nghe những câu chuyện rất vu vơ và chẳng có gì liên quan cả nhưng khi trở về nhà thì bạn có thể thấy mình đã xa vào bẫy của đối phương. Họ đã lấy được một số thông tin cần thiết bằng việc dẫn dắt bạn qua những câu chuyện tưởng chừng là không đâu.
-    Nắn gân: đối thủ của bạn muốn “nắn gân” xem bạn có thực sự bản lĩnh không để đưa ra các thuyết sách ứng phó. Đối thủ có thể “hù” bạn bằng một vài chiêu tung tin: Đội kiểm tra thị trường đang tổng kiểm tra ngành hàng của chúng ta. Đợt này bên vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang ra quân. “Chị chỉ nói cho em biết thôi nhé, công ty A có thể chơi bên em đấy”,…
-    Hợp tác, muốn sử dụng bạn để “mượn đao giết người” thống lĩnh thị trường. Công ty A đã bán hàng cho các phân khúc thị trường lớn và họ muốn bạn phân phối lại cho họ ở những thị trường nhỏ hơn. Nếuđạt được mục đích này thì sản phẩm của họ sẽ chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường, loại bỏ những đối thủkhác. Trong trường hợp khác họ có thể gây sự kình địch của bạn với một bên thứ ba, dù họ biết rằng bạn có thể không tin những thông tin họ đưa ra, nhưng cũng có thể làm cho bạn xáo động.
-    Nguyên nhân khác

Chuẩn bị gì?

-    Tìm hiểu về đối thủ: bạn phải biết rõ về đối thủ như chính công ty mình vậy và nắm được mọi động thái của công ty đối thủ trong thời gian gần đây.
-    Tìm hiểu về mục đích của đổi thủ: để dự đoán mục đích của đối thủ bạn cần liên hệ lại gần đây có sựkiện gì xảy ra trong ngành không? Có sự kiện gì xảy ra với công ty bạn không? Có sự kiện gì xảy ra với công ty đối thủ không? Có đối thủ nào mới ra đời không? Bạn có bị mất khách hàng nào không?...để đưa ra những dự đoán có thể xảy ra.
-    Đưa ra các phương án có thể: Nếu đối thủ đề cập đến chuyện hợp tác thì bạn sẽ phản ứng thế nào? Nếu đối thủ đàm phán về tìm mức giá chung trên thị trường thì bạn ứng phó thế nào?...Tất cả những điềuđó đều phải nằm trong sự tính toán của bạn.
-    Bạn cũng cần thể hiện phong cách và thái độ trước đối thủ: Cứng rắn, mãnh mẽ và tự chủ hay nhún nhường và tán thành,..
-    Nếu chưa biết thông tin hoặc chưa đủ thời gian để chuẩn bị thì cần chuẩn bị phương án đánh lạc hướng hoặc phương án cần phải suy nghĩ thêm. Thậm chí nếu bạn gặp những tình huống bất ngờ thì có thể rút ngắn thơi gian trao đổi và tìm một dịp tốt hơn để nói tiếp vấn đề.


Theo Saga.vn




Đăng nhận xét